Chương trình STEAM là gì? Điểm quan trọng và điểm yếu của chương trình STEAM?

Ngày nay, chắc hẳn đã có rất nhiều ba mẹ nghe đâu đó về chương trình STEAM nhưng còn khá mơ hồ về phương pháp giáo dục mầm non dục này. Đây cũng là khó khăn của các nhà giáo dục khi mà cha mẹ chưa hiểu hết về cách học STEAM để có thể hỗ trợ cho trẻ mầm non có được sự phát triển tốt nhất.

Chương trình STEAM là gì?

STEAM không phải là một cái gì đó mới, ba mẹ có thể hiểu đơn giản đó là một phương thức học tập tích hợp các kiến thức khoa học – công nghệ – kỹ thuật – nghệ thuật – toán học vào thực tiễn cuộc sống. Các kiến thức này thay vì dạy rời rạc thì chúng ta có thể kết hợp dạy cùng nhau, bổ trợ cho nhau nhằm giúp cho việc dạy và học trở nên thú vị hơn, dễ tiếp thu hơn và có thể áp dụng ngay trong thực tế cuộc sống.

Chương trình STEM là chương trình học ứng dụng phương pháp giáo dục tích hợp giữa 4 bộ môn Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics.

Chương trình STEAM là một bước chuyển tiếp từ chương trình STEM và được coi như một phương thức tiếp cận giáo dục mới, là phương pháp giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp nhuần nhuyễn sữa STEM và yếu tố nghệ thuật Art vào trường học.

Điểm quan trọng của chương trình STEAM

Trẻ em là tương lai của đất nước, vì thế ngay khi còn ở lứa tuổi mầm non trẻ đã cần được dạy dỗ, uốn nắn theo một cách khoa học và có bài bản. Nhất là trong xã hội phát triển chóng mặt như ngày nay, thì sự sáng tạo, đổi mới và linh hoạt trong việc hình thành thói quen học tập chủ động cho trẻ là điều rất quan trọng.

Các chương trình học theo phương pháp cũ thường giảng giải lý thuyết từng môn cho trẻ nên thường khô khan, tách biệt mà trẻ cũng khó tiếp thu. Còn chương trình STEAM lại mang đến cho trẻ những buổi học tích hợp, ứng dụng đầy đủ kiến thức của 5 môn học vào thực tiễn cuộc sống.

So với cách học cũ thì cách học mới này khá thú vị, giúp trẻ rút ngắn thời gian học, cô đọng được kiến thức, đem đến khả năng tư duy thực tế tốt và sự hứng thú say mê cho trẻ học.

Do đó, nếu bạn hỏi tôi điểm quan trọng nhất của chương trình STEAM là gì thì tôi xin trả lời chắc chắn đó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế.

Xét trong xã hội ngày nay, các ba mẹ cũng không khó để nhận ra, có rất ít các công việc chỉ yêu cầu kiến thức ở một lĩnh vực mà đa số đều đòi hỏi con người áp dụng nhiều kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau và ứng dụng các kiến thức này vào để giải quyết các vấn đề thực tế.

Ngoài ra, còn 3 đặc điểm quan trọng khác mà ba mẹ không thể bỏ qua khi nhắc đến giáo dục STEAM:

  • Thứ nhất, chương trình STEAM là phương pháp tiếp cận liên môn thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau giữa các ngành. Bằng cách thêm yếu tố nghệ thuật vào cách tư duy dựa trên nền tảng STEM góp phần giúp trẻ kích thích khả năng phân tích và sáng tạo, làm nền tảng để phát triển những tư tưởng tốt nhất của ngày mai.
  • Thứ hai, đó là sự gắn kết các kiến thức của mỗi bài học vào ngay trong chính cuộc sống của trẻ, thể hiện tính thực tiễn và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc trong cuộc sống. Điều này giúp phá bỏ rào cản giữa việc học lý thuyết suông và ứng dụng thực tế.
  • Thứ 3, chương trình STEAM giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong mối liên hệ toàn cầu và xu hướng của thế giới.

Điểm yếu của chương trình STEAM tại Việt Nam

Bên cạnh điểm mạnh thì chương trình STEAM cũng còn tồn tại một số điểm yếu nhất định, cụ thể như là:

  • Nguồn nhân lực chính là điểm yếu lớn nhất của chương trình STEAM. Tại Việt Nam, chương trình STEAM luôn cần nguồn hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời những công nghệ mới nhất, đào tạo chuyên sâu về những kiến thức và cách sử dụng công nghệ như một công cụ học tập hiệu quả.
  • Hệ thống giáo dục hiện tại của Việt Nam chủ tập trung vào điểm số để đánh giá kết quả, chưa thực sự chú trọng vào việc khuyến khích đổi mới và sáng tạo. Vấn đề này chỉ được giải quyết triệt để khi cải cách hệ thống và thay đổi lối tư duy dạy và dọc đã cũ.
  • Theo đó hầu hết các giáo viên tại Việt Nam còn bị ảnh hưởng nhiều từ lối dạy học cũ, tập trung vào điểm số để đánh giá thành tích học tập của học sinh mà quên đi mục đích lớn hơn mà STEAM muốn hướng đến là kích thích sự sáng tạo, đổi mới ở người học.
  • Cuối cùng là sự ngại thay đổi tư duy dạy học của các giáo viên, ngại đổi mới theo phương pháp mới, ngại học hỏi thêm các kiến thức mới trong dạy học.

Với sứ mệnh trao đi những giá trị tốt nhất của các thế hệ tương lai của đất nước, STEAM LEADER hứa hẹn sẽ mang đến cho các bé sân chơi trải nghiệm, áp dụng chương trình STEAM vào trong giáo dục mầm non với các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ giáo viên đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề để rèn luyện hiệu quả cho học sinh của Việt Nam.

Tin tức Liên quan

Trả lời