Giáo dục STEAM đem lại thành công gì?

6-ngo-nhan-ve-giao-duc-steam

STEAM được ra đời tại Mỹ và đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nền giáo dục toàn cầu. Bằng việc nâng cấp, mở rộng và phát triển từ chương trình Stem khi lồng ghép thêm yếu tố nghệ thuật, Steam đã trở thành phương pháp giáo dục hàng đầu được các nước trên thế giới đánh giá cao và đưa vào áp dụng thực tiễn.

Thành công của STEAM trên thế giới.

Nơi khởi nguồn của phương pháp giáo dục STEAM là tại Trường thiết kế Rhode Island (Mỹ) sau đó được áp dụng phổ biến trên toàn đất nước Hoa Kỳ từ những năm 90. Khi đó, để phát huy tiềm năng, sự sáng tạo của người học, Mỹ và các quốc gia châu Âu đã tổ chức nhiều buổi hội chợ khoa học từ cấp trường đến cấp quốc gia. Con số thống kê được cho thấy các buổi hội chợ nhận được sự tham gia của nhiều người học đồng thời có kết quả tốt hơn khi chưa áp dụng phương pháp STEAM.

Ngoài ra, số lượng việc làm trong ngành nghề liên quan đến STEAM tăng lên rõ rệt so với những ngành nghề khác. Vào tháng 9 năm 2010, tổ chức nghệ thuật Wofl Trap Foundation đã nhận được $1.15 triệu đô la tài trợ phát triển chương trình tích hợp nghệ thuật vào chương trình Stem (STEAM) dành cho hơn 100.000 trẻ em và giáo viên mẫu giáo với tên gọi “First-of-Its-Kind”.

Tiếp đó, tháng 1 năm 2013, nhóm các đại biểu Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã họp đề xuất các kế hoạch về việc đưa giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục tại Hoa Kỳ.

Cũng từ đó, các cuộc nghiên cứu về STEAM được quan tâm, thu hút hơn. Một số trường đại học lớn tại Mỹ như University of San Diego, William Paterson University đã bắt đầu mở các chương trình đào tạo giáo viên và cao học về giáo dục Steam. Với những kết quả mang lại, có thể thấy STEAM ngày càng được chú trọng và phát triển tại đất nước này.

Không chỉ tại Mỹ – “cái nôi” của STEAM mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới phương pháp giáo dục này cũng được đưa vào áp dụng rộng rãi và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng tích cực. Điển hình như tại Úc, STEAM xuất hiện lần đầu vào những năm 2009 ở một trường trung học tại Sydney. Nhờ vào những thành công vượt trội, đã có rất nhiều trường đại học, các tổ chức giáo dục, khoa học đầu tư, hỗ trợ mở rộng phát triển STEAM trên toàn quốc.

day-hoc-steam-la-gi-2

Còn tại Qatar, Trung tâm Vật liệu Tiên tiến (CAM) của Đại học Qatar đã trực tiếp đưa mô hình STEAM vào giảng dạy, áp dụng với học sinh trung học. Mỗi năm, cuộc thi AL-Bairaq với mục đích đưa người học tiếp cận gần hơn với STEAM đã thu hút gần 1000 sinh viên từ hơn 40 trường trung học tham gia. Cuộc thi đưa ra dự án và kích thích sự sáng tạo, tư duy logic, khả năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề …

Tại Canada, chương trình STEAM đã được đưa vào áp dụng tại các trường học từ năm 2015 đến nay cũng chứng tỏ được thành công khi thúc đẩy kỹ năng, tư duy, sự chủ động trong việc học của học sinh, dần dần thay đổi từ lối học thụ động sang chủ động. Với Thổ Nhĩ Kỹ, chương trình giáo dục STEAM được áp dụng dưới hình thức nhóm công tác liên kết giữa các giáo viên với các nhà khoa học để nâng cao, cải thiện chất lượng giảng dạy, tạo sự thích thú, tò mò, muốn khám phá cho người học.  

Chương trình giáo dục STEAM đã xuất hiện ở châu Phi lần đầu tiên tại khu vực Sahara rồi lan rộng ra khắp các nước trên châu lục này. Mục tiêu, sứ mệnh của các tổ chức áp dụng chương trình giáo dục STEAM tại đây là định hướng, cải thiện nền giáo dục và đẩy mạnh sự phát triển của Steam trên toàn thế giới.  

Việt Nam đã áp dụng STEAM như thế nào?

Trước những thành công của STEAM ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp, cập nhật và đưa STEAM vào chương trình giáo dục, đào tạo ở nhiều bậc học khác nhau. Cũng như nhiều quốc gia khác, STEAM tại Việt Nam cũng được phát triển từ Stem và kết hợp thêm Art (Nghệ thuật).

Từ năm 2015 một số trường đại học lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức ngày hội STEAM với mục tiêu lan tỏa, giới thiệu chương trình giáo dục STEAM đến người học ở nhiều bậc trên cả nước.

Cho đến nay, ngày hội STEAM vẫn được duy trì thường xuyên và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, tham gia của các trường học, công ty với nhiều chủ đề đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, câu lạc bộ STEAM cũng được ra đời dưới nhiều hình thức, với mục tiêu phát triển tư duy, kỹ năng của người học.

phuong-phap-giao-duc-montessori-3

Một số trường học đã đưa chương trình STEAM vào áp dụng ở các câu lạc bộ ngoại khóa nhằm bổ sung kiến thức thực tế, kỹ năng xử lý vấn đề cho học sinh. Kết quả khảo sát ở các trường học này cho thấy hầu hết học sinh đều cảm thấy thích thú, hào hứng khi học chương trình STEAMhơn việc học các môn rời rạc.

Ngoài ra, tại các cuộc thi như sáng tạo robot, sáng tạo về khoa học kĩ thuật… người học tham gia chương trình STEAM có kết quả, thành tích cao hơn so với người học các môn học riêng biệt, rời rạc. Có thể thấy, chương trình STEAM đã và đang được đưa vào áp dụng tại nhiều trường học, ở nhiều bậc học khác nhau, đặc  biệt là ở các thành phố lớn. Mô hình STEAM nhận được nhiều sự ủng hộ, đánh giá, phản hồi tích cực từ cộng đồng, nhất là những cá nhân, tổ chức đã áp dụng chương trình này.

Sự thành công của STEAM đã và đang được chứng minh tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Đây được coi là cơ hội, điều kiện thuận lợi để đổi mới, cải cách nền giáo dục của nước ta.

Tin tức Liên quan

Trả lời