Trẻ em chẳng khác nào những trang giấy trắng, để chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào một thế giới luôn biến đổi không ngừng, cách duy nhất là phải dạy kỹ năng sống cho trẻ. Ngay từ khi còn bé, ba mẹ cần dạy cho trẻ sự linh hoạt, thích nghi với cuộc sống, dạy cho trẻ cách tự tin vào bản thân và không ngừng học hỏi những điều mới lạ.
STEAM LEADER xin chia sẻ các kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất cần thiết để ba mẹ có thể chuẩn bị hành trang đầu đời cho bé.
Vì sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ chính là công việc quan trọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống tương lai. Không ai có thể chắc chắn được rằng, tương lai sau này sẽ biến động như thế nào.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã có những sự riêng biệt, không giống nhau, mỗi trẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thế nhưng, để có thể hòa hợp với môi trường tập thể, bé cần có những kỹ năng chung và những kỹ năng này rất quan trọng với quá trình trưởng thành của trẻ. Và những kỹ năng này được gọi là kỹ năng sống.
Do đó, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rất cần thiết bởi các lý do sau đây:
- Rèn luyện kỹ năng sống giúp trẻ biết cách làm việc với người khác, biết cách ứng phó với các tình huống xảy ra một cách bình tĩnh, linh hoạt, đúng chuẩn mực.
- Lứa tuổi mầm non chính là thời điểm “vàng” giúp trẻ rèn kỹ năng cũng như thói quen tốt nhất. Kỹ năng sống giúp trẻ rèn luyện được thói quen tự lập và biết cách tự vượt qua những khó khăn của cuộc sống ngay từ thời điểm này.
- Kỹ năng sống chỉ có thể học hỏi dần từ kinh nghiệm và nhà trường chắc chắn không thể dạy hết được các kỹ năng này cho bé.
- Khi được rèn luyện đầy đủ các kỹ năng này, trẻ sẽ thêm tự tin, năng động, tự lập hơn, biết sống có ích cho xã hội.
Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết nhất
Tưởng chừng những công việc đơn giản nhất như bé ăn, bé ngủ, bé chơi…hết sức bình thường nhưng đấy chính là những kỹ năng giúp trẻ sinh tồn đấy các ba mẹ ạ. Cùng STEAM LEADER điểm qua các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết mà ba mẹ vô tình đã bỏ qua nhé:
1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Trẻ mầm non đã có thể tự biết cách chăm sóc bản thân, tự làm được một số công việc mà không cần nhờ đến sự trợ giúp từ người thân ví dụ như tự ăn, tự mặc, tự vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt…
Tuy nhiên, để bé có thể thành thạo được những công việc này, cha mẹ nên dạy cho con từ khi còn nhỏ để con từng bước tự lập hơn. Đơn giản như bé học cách tự ăn, ba mẹ nên chỉ có bé biết đâu là thứ nên ăn, đâu là những thứ không nên, dạy bé cách cầm đồ thìa xúc thức ăn.
2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong số những kỹ năng quan trọng mà bất cứ người nào cũng đều cần phải có. Khả năng giao tiếp tốt sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn cho trẻ sau này. Ba mẹ biết không, kỹ năng giao tiếp của con được hình thành ngay từ khi còn nhỏ, kể từ thời điểm mà con có thể dùng chân tay để tạo ra các ký hiệu cho cha mẹ hiểu.
Để có kỹ năng giao tiếp tốt, cha mẹ cần kiên trì dạy cho trẻ từng bước. Đầu tiên dạy cho trẻ kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu. Tiếp đến là thường xuyên nói chuyện cùng con, lắng nghe những gì con nói. Qua thời gian trẻ sẽ dần học được cách diễn đạt ý kiến, suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc và có các mối quan hệ tốt.
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy tạo cho con một không gian thoải mái để con có thể tiếp xúc, nói chuyện với mọi người, với các bạn một cách hòa đồng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất nhé.
3. Kỹ năng ứng xử trong cuộc sống
Kỹ năng ứng xử cũng là một trong những kỹ năng thiết yếu để trẻ biết cách cư xử với mọi người thế nào cho đúng mực, để có thể tự tin và hòa nhập với môi trường xung quanh. Các kỹ năng ứng xử cho trẻ mầm non ba mẹ có thể dạy cho bé như chào hỏi người lớn, nói cảm ơn và xin lỗi…
Hơn hết, các ba mẹ cần chú trọng giáo dục kỹ năng ứng xử cho con ngay từ khi còn nhỏ để hình thành một nhân cách tốt. Và chính ba mẹ cũng hãy là những tấm gương sáng về cách ứng xử trong cuộc sống để bé noi theo.
4. Kỹ năng tự biết cách vượt qua khó khăn
Trẻ em đã có thể tự mình vượt qua một số khó khăn nhất định mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Đơn giản như vấp ngã có thể tự đứng dậy dưới sự động viên của ba mẹ, cãi vã với bạn bè thì có thể tự giải quyết, tự làm hòa với bạn trước sự phân tích và hướng dẫn của người lớn.
Để hình thành kỹ năng này, ba mẹ không nên chiều chuộng con quá mức, mỗi lần con vấp chạy đỡ con dậy, con cãi nhau với bạn quay ra bênh vực con…Điều này sẽ khiến con hình thành thói quen ỉ lại, không trưởng thành được đấy ạ.
5. Kỹ năng tò mò, ham học hỏi
Bất kỳ đứa trẻ mầm non nào cũng đều hay tò mò và thích khám phá những thứ xung quanh. Nếu được ba mẹ hướng dẫn đúng cách, chắc chắn trẻ sẽ có nhiều cơ hội để tìm hiểu, nâng cao sự hiểu biết, từ đó nhận thức thế giới quan một cách chính xác hơn. Tất cả những điều này sẽ là một nền tảng của trí thông minh cần thiết.
Chính vì thế, mà ba mẹ hãy tạo mọi điều kiện để con có cơ hội rèn luyện và phát huy kỹ năng này nhé. Có thể là khuyến khích trẻ đọc sách, tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại…hoặc là dạy cho con cách đặt câu hỏi vì sao và để con tự tìm câu trả lời giải thích cho câu hỏi.
6. Kỹ năng nói thật
Trẻ em thường không biết nói dối nhưng lại có thể học những điều này rất nhanh. Do đó ba mẹ nên biết cách khuyến khích trẻ nói ra những suy nghĩ của bản thân, dạy trẻ nhận thức được rằng nói dối là xấu.
Những lời trách móc nặng nề của ba mẹ mỗi khi trẻ làm sau vô tình khiến trẻ sợ sệt và hình thành thói quen dấu diếm, nói dối hay tìm cách đổ lỗi cho người khác. Vì thế mà khi trẻ làm sai điều gì, ba mẹ nên hết sức bình tĩnh, để con nói ra suy nghĩ và khen ngợi khi trẻ dũng cảm nhận lỗi để hạn chế thói quen này ở bé nhé.
7. Kỹ năng giúp đỡ và chia sẻ
Dạy trẻ mầm non cách giúp đỡ và chia sẻ chính là cách để ba mẹ dạy con trở thành người nhân hậu, biết giúp đỡ người khác khi khó khăn, biết phụ giúp ba mẹ, biết chia sẻ khó khăn với người hoạn nạn bằng nhiều cách.
Bố mẹ hãy trở thành những tấm gương sáng giá về sự giúp đỡ và sẻ chia để con học hỏi và noi theo
8. Kỹ năng sắp xếp đồ gọn gàng ngăn nắp
Sắp xếp đồ gọn gàng ngăn nắp cũng chính là đức tính mà ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ. Nhắc nhở trẻ chơi xong cần sắp xếp đồ đạc ngay ngắn đúng vào vị trí ban đầu, quần áo mặc xong phải bỏ vào giỏ đồ cạnh nhà tắm…
Để làm được điều này, ba mẹ cũng cần sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng ngăn nắp và yêu cầu tất cả thành viên trong gia đình cần tuân theo.
9. Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Trong xã hội đầy phức tạp hiện nay thì việc dạy trẻ biết cách phòng tránh những nguy hiểm xung quanh, biết cách tự bảo vệ bản thân là vô cùng cần thiết. Ba mẹ nên dạy con không nhận đồ từ người lạ, tránh xa những thứ có thể gây nguy hiểm, dạy con cách phản xạ nhanh và bình tĩnh trước mối nguy hiểm đang đe dọa và cách giải quyết vấn đề đó…
10. Kỹ năng quản lý thời gian
Ba mẹ nên quy định về thời gian ăn, học, ngủ nghỉ của con, không nên để con tự do về thời gian thích làm gì thì làm. Rèn luyện ngay từ nhỏ để tạo thói quen quản lý thời gian để cuộc sống của con sau này có kế hoạch và bài bản hơn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc làm cần thiết để giúp con phát triển toàn diện, trở thành người tài giỏi, có ích, tự tin, lịch sự, lễ phép. Ba mẹ yên tâm vì không chỉ có ba mẹ mà các thầy cô cũng sẽ góp phần giúp bé hình thành các thói quen này trên trường để đạt hiệu quả cao nhất nhé.