Dạy học theo phương pháp STEAM mang đến cho trẻ không chỉ lợi ích về mặt kiến thức mà còn cả kỹ năng. Vậy những lợi ích đó là gì? Hãy cùng Steamleader.vn đi tìm hiểu sâu hơn nhé.
Lợi ích của việc dạy học theo phương pháp STEAM
Các bài học của STEAM và hoạt động thực tiễn áp dụng các kiến thức từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học mang đến những lợi ích thiết thực giúp học sinh tự khám phá, tự học và áp dụng được tri thức mới. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể của việc dạy học theo phương pháp STEAM đối với học sinh.
1. Dạy học theo phương pháp STEAM truyền cảm hứng học tập cho học sinh
Một trong những lý do khiến chương trình giáo dục STEAM thành công vang dội chính là nhờ khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Khi trẻ được trải nghiệm thực hành cùng phương pháp STEAM, ba mẹ sẽ nhận thấy sự say sưa, tập trung khám phá và niềm đam mê mãnh liệt của trẻ về một thứ gì đó.
Bên cạnh đó trí tưởng tượng của trẻ được phát huy, sự hiếu kỳ được thỏa mãn. Qua đó trẻ vừa thích học, tạo nên thói quen học tập tích cực, say mê tìm tòi khám phá và nghiên cứu thế giới xung quanh.
Giáo dục STEAM dạy cho trẻ biết được sức mạnh của công nghệ và các phát minh. Do đó mà khi trẻ được tiếp cận với một công nghệ mới, các em sẽ nhanh chóng đón nhận. Điều này tạo lợi thế lớn cho các em trong môi trường toàn cầu đang phát triển theo hướng công nghệ hóa.
2. Giúp học sinh tiếp xúc với các chương trình sáng tạo
Nếu như phương pháp giáo dục truyền thống tập trung vào việc thầy giảng, trò chép và học thuộc thì STEAM lại chú trọng tập trung vào các hoạt động dựa trên các kiến thức của 5 lĩnh vực nhằm kích thích học sinh tự đặt ra các câu hỏi và tự khám phá câu trả lời từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
Với STEAM, học sinh sẽ học cách tự tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh, đặt ra các câu hỏi về cách thức hoạt động, vận dụng các kiến thức để áp dụng các kỹ thuật khác nhau để sản phẩm có thể hoạt động đạt yêu cầu, trải nghiệm quá trình sáng tạo.
3. Giúp học sinh hình thành kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Có rất nhiều chương trình, dự án STEAM được đưa ra để học sinh có nhiều cơ hội kết nối, hợp tác với nhau, từ đó trao đổi các ý tưởng và cùng nhau giải quyết vấn đề. Thông qua cách làm việc nhóm này mà học sinh biết cách phân chia trách nhiệm, lắng nghe các ý tưởng và cùng thỏa hiệp, khuyến khích lẫn nhau.
Bên cạnh đó, các học sinh trong nhóm còn có thể giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra thế mạnh và các kỹ năng khác nhau của mỗi thành viên. Với sự tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và nhiệt huyết của mỗi học sinh mà mục tiêu đặt ra của nhóm được hoàn thành.
4. Giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện
Các dự án STEAM đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ một cách có hệ thống các vấn đề, vận dụng tất cả các kiến thức đã học để đưa ra giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất. Cách dạy này cũng thu hút học sinh nhìn nhận vấn đề qua các góc nhau, tập trung vào các chi tiết quan trọng của vấn đề và xét rộng ra bức tranh tổng quan hơn.
5. Giải quyết vấn đề không phải chỉ với một phương pháp duy nhất
Với STEAM, học sinh sẽ phải giải quyết vấn đề theo những cách sáng tạo hơn, học cách chấp nhận rủi ro và tìm ra cách xử lý. Giáo dục STEAM dạy cho học sinh cách giải quyết vấn đề áp dụng kỹ năng tư duy phản biện.
Khác với giáo dục truyền thống, mỗi vấn đề thường chủ cho ra 1 đáp án thì giáo dục STEAM lại tập trung vào việc khuyến khích học sinh tự tìm tòi, tự tìm ra phương án giải quyết theo nhiều cách khác nhau, bằng nhiều kết quả khác nhau. Để rồi từ đó trẻ rút ra kết quả dựa trên kiểm chứng hiện tượng, kết nối với thực tiễn, tìm ra các hiện tượng tương tự để áp dụng vào cuộc sống.
6. Cung cấp cho trẻ kinh nghiệm thực hành
Các chương trình STEAM tạo cho học sinh cơ hội tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm, tự xây dựng và sửa chữa mọi thứ. Học sinh sẽ được tự ý dùng các vật liệu và các công cụ khác nhau để khám phá ra cách thức hoạt động của một thứ gì đó, tự xây dựng và tự tìm cách khắc phục.
Các kinh nghiệm thực hành này có thể áp dụng ngay vào trong cuộc sống của các em và tạo động lực để các em học, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ các em trong mỗi trường làm việc sau này.
7. Học tập về nghệ thuật trong dự án STEAM
Nghệ thuật được áp dụng trong hầu hết các dự án của STEAM giúp học sinh nắm bắt được sự đa dạng của nghệ thuật luôn gắn liền với các sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và toán học.
Nghệ thuật giúp thu hút sự tham gia của học sinh với các chương trình STEAM vì trẻ sẽ có cơ hội tiếp cận với các loại hình nghệ thuật mà chúng yêu thích như hội họa và âm nhạc…
Như vậy, dạy học theo phương pháp STEAM từ sớm cho trẻ mang đến những lợi ích tuyệt vời giúp trẻ tự khám phá bản thân, xây dựng được những kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng vào sự phát triển của thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.