Phương pháp Montessori và STEAM khác nhau như thế nào?

phuong-phap-giao-duc-montessori-3

Xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều xu hướng giáo dục mới du nhập vào nước ta và đang được áp dụng trong các trường mầm non, nổi bật nhất là 2 phương pháp Montessori và STEAM. Cả 2 hai phương pháp giáo dục sớm đều mang đến sự thú vị và đã chứng minh được những ưu thế vượt trội cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 

Vậy 2 phương pháp này khác nhau ở đâu và ba mẹ nên hướng cho con theo học phương pháp nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp ba mẹ phân biệt để có cái nhìn tổng quát để lựa chọn phương pháp học phù hợp với con mình.

So sánh sự khác nhau giữa phương pháp Montessori và STEAM

Ba mẹ biết không, bất cứ ngôi trường mầm non nào cũng đều hướng đến việc khích lệ sự phát triển về mọi mặt cũng như nâng cao kiến thức của trẻ song song với việc phát triển các chương trình giảng dạy của mình bằng cách áp dụng những phương pháp giáo dục sớm khác nhau.

Những so sánh dưới đây sẽ giúp ba mẹ cân nhắc lựa chọn phương pháp giáo dục Montessori hay phương pháp Steam đã và đang rất phổ biến hiện nay để chọn cho bé ngôi trường học phù hợp:

1. So sánh phương pháp Montessori và STEAM về nguồn gốc

  • Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục có nguồn gốc từ Ý, được nghiên cứu bởi nhà giáo dục học người Ý – Tiến sĩ Maria Montessori vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. 

Phương pháp này nổi bật với phương châm coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ từ những nghiên cứu trẻ có nhu cầu đặc biệt và giúp trẻ có thể hòa nhập trở lại.

  • Còn phương pháp STEAM lại có nguồn gốc từ Hoa kỳ – cái nôi của cuộc cách mạng cho nền giáo dục quốc tế. Ra đời vào đầu những năm đầu của thế kỷ 21, sau một thời gian, phương pháp này ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của nó trong hệ thống giáo dục của rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Phương pháp này ra đời dựa trên nền tảng STEM, chủ yếu chú trọng vào việc dạy các môn tự nhiên. Nhận thấy sự quan trọng của yếu tố nghệ thuật Art mà phương pháp STEAM ra đời. Đây là phương pháp giáo dục hiện đại, chuyển đổi từ phương pháp giáo dục truyền thống chỉ quan trọng điểm số. 

2. So sánh đối tượng áp dụng của 2 phương pháp Montessori và STEAM

  • Montessori được cho là phương pháp giáo dục sớm tối ưu cho sự phát triển của trẻ trong 6 năm đầu đời từ 0-6 tuổi. Đây là thời điểm “vàng” góp phần hình thành tính cách và định hình phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Ở giai đoạn này, Montessori giúp kích thích trí tuệ và khơi dậy tiềm năng ở mỗi trẻ. Chúng sẽ nhận thức được rằng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và chúng sẽ phải tự tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và chủ động dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Từ đó mà trẻ có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân, tự khám phá và tự sửa sai, thể hiện óc sáng tạo và trí tuệ mang đậm dấu ấn cá nhân.

Phương pháp giáo dục Montessori đặc biệt coi trọng tự nhiên, không bắt trẻ phải làm những điều mà chúng không có hứng thú, cho trẻ chủ động lựa chọn bài học và theo đuổi đam mê của chính mình.

  • Còn STEAM lại là một phương pháp đặc biệt giúp tạo ra những chủ nhân tương lai, đáp ứng sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội trong cuộc cách mạng 4.0 dành cho mọi đối tượng trẻ em từ mầm non đến học sinh bậc trung học phổ thông.

Phương pháp giáo dục STEAM là phương pháp giáo dục kiểu mới với việc tích hợp liên môn 5 lĩnh vực khác nhau bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật. Phương pháp này đòi hỏi tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm khác nhau giúp trẻ trang bị được các kiến thức toàn diện và đa chiều từ 5 lĩnh vực, phát triển sự sáng tạo và tư duy logic, có thể áp dụng vào thực tiễn của cuộc sống, mang kiến thức và kỹ năng mềm hội nhập toàn cầu.

3. So sánh giá trị của 2 phương pháp Montessori và STEAM với sự phát triển của trẻ.

Mỗi một phương pháp giáo dục đều mang lại cho trẻ những giá trị, những kỹ năng kiến thức và sự phát triển cá tính riêng của bản thân theo nhiều cách khác nhau:

3.1 Giá trị của phương pháp giáo dục Montessori với trẻ

Phương pháp Montessori tác động đến trẻ từ 5 lĩnh vực khác nhau đó là thực hành cuộc sống, giác quan, ngôn ngữ, toán học và văn hóa…với nội dung được thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm tính cách, khả năng và điều kiện của trẻ ở lứa tuổi mầm non.

Với sự đa dạng các lĩnh vực học tập và kết hợp việc dạy học qua hình ảnh trực quan sinh động giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức, tiếp cận phương pháp học một cách dễ dàng và hiệu quả, phát huy tiềm năng sẵn có và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới.

Ngoài ra, phương pháp này còn chú trọng đến cá tính rất riêng của trẻ, giúp trẻ thỏa sức phát triển ý tưởng, theo đuổi đam mê và tự chủ động trải nghiệm thế giới xung quanh.

3.2 Giá trị của phương pháp giáo dục STEAM với trẻ

Phương pháp giáo dục STEAM lại mang đến cho  trẻ sự tương tác đa chiều với 5 lĩnh vực đã

được đề cập ở trên giúp trẻ chủ động trong quá trình học tập, khả năng tư duy sáng tạo, tự giải quyết các vấn đề và làm chủ kiến thức, kỹ năng.

Bên cạnh đó, phương pháp STEAM còn đem đến những giá trị khác như: tạo cho trẻ khả năng sáng tạo vượt trội, kỹ năng tư duy phản biện, khả năng làm việc nhóm, chinh phục thử nghiệm, phát huy sức mạnh của công nghệ và các phát minh. Đồng thời rèn luyện cho trẻ sự tự tin và tính kiên trì, mang lại cho trẻ một tương lai sáng lạn và dễ dàng hội nhập toàn cầu.

4. So sánh hạn chế của 2 phương pháp Montessori và STEAM

Bất cứ phương pháp nào cũng đều tồn tại những điểm mạnh và hạn chế nhất định, và hạn chế của 2 phương pháp Montessori và STEAM có thể kể đến như sau:

4.1 Hạn chế của phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori được đánh giá là chưa thực sự đề cao sự tương tác, đề cao tính độc lập của một đứa trẻ nhưng các nhà nghiên cứu lại cho rằng, không phải lúc nào độc lập cũng tốt. Chưa chú trọng vào phát huy trí tưởng tượng của trẻ, chương trình học chưa được chặt chẽ và cấu trúc lớp học tự do khác với những trường truyền thống cũng gặp phải không ít khó khăn.

4.2 Hạn chế của phương pháp STEAM

Do mới có mặt tại Việt Nam nên STEAM đa phần được đưa vào giảng dạy từ cấp trung học cơ sở khiến trẻ em bắt đầu học STEAM quá muộn khi mà đáng kẽ các kỹ năng của STEAM cần được tiếp xúc từ cấp bậc tiểu học. Khi thiếu đi nền tảng cốt lõi, việc đón nhận STEAM từ cấp trung học khiến việc học của học sinh trở nên quá tải, gây thất vọng và mất hứng thú của  trẻ với môn học.

Thiếu những giáo viên giảng dạy STEAM có trình độ chuyên môn cao. Việc học STEAM cũng thiếu đi những hướng dẫn cụ thể, tiêu chuẩn cụ thể và chưa chuẩn bị được đầy đủ kiến thức cho học sinh ở cấp cao hơn.

STEAM vẫn chưa thể làm thay đổi một hệ thống giáo dục hỏng hóc, lỗi thời, ngại thay đổi theo lối mới.

*** STEAMLEADER ra đời khắc phục hoàn toàn những hạn chế trên. Tự tin là đơn vị tiên phong trong phổ cập giáo dục STEAM cho trẻ mầm non với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao giúp học sinh củng cố kiến thức, có được nền tảng tư duy vững chắc và khơi gợi được niềm đam mê khám phá của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.

Hy vọng rằng với những so sánh phương pháp Montessori và STEAM trên đây các ba mẹ có thể lựa chọn được phương pháp giáo dục phù hợp nhất với con yêu của mình. Có thể thấy, ba mẹ hoàn toàn có thể kết hợp cả 2 phương pháp giảng dạy trên đây để mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Bất cứ thắc mắc nào ba mẹ có thể gửi đến Fanpage của Steamleader.vn để được giải đáp!

Tin tức Liên quan

Trả lời